Hướng dẫn cách lái xe số tự động an toàn cho những người mới bắt đầu

Hướng dẫn cách lái xe số tự động an toàn cho những người mới bắt đầu

Xe số tự động đang rất được ưa chuộng do sự tiện lợi, thoải mái mà nó mang lại. Tuy nhiên, có phải ai cũng biết cách lái xe số tự động một cách chính xác và an toàn? Hãy cùng xem qua những lưu ý khi lái xe số tự động của giaotrinhoto.com ngay dưới đây nhé.

Xe số tự động là gì?

Xe số tự động là gì?
Xe số tự động là gì?

Xe số tự động là mẫu xe được trang bị hộp số tự động AT với chức năng tự động sang số phù hợp với vận hành của xe. Việc này sẽ giúp người lái giảm bớt thao tác và tập trung hơn vào việc quan sát và xử lý những tình huống khi đang lái xe.

Hiện nay, việc trang bị hộp số tự động trên các mẫu xe đời mới cũng đã không còn quá xa lạ. Hộp số càng nhiều cấp càng đem lại khả năng vận hành và tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn (thông thường sẽ là 5-7 cấp).

Các ký hiệu cần biết khi lái xe số tự động

So với các hộp số sàn, xe số tự động cũng có đôi chút sự khác biệt về những chế độ cũng như ký hiệu ở bộ phận chuyển số. Vậy nên, trước khi tìm hiểu cách lái xe số tự động, ta hãy cùng điểm qua những ký hiệu này nhé.

Các ký hiệu trên hộp số tự động
Các ký hiệu trên hộp số tự động

Ký hiệu trên cần điều khiển trên hộp số tự động

  • P (Park) – chế độ đỗ xe: sử dụng khi dừng đỗ xe lâu
  • R (Reverse) – Số lùi: sử dụng để chạy lùi, lùi đỗ xe
  • N (Neutral) – chế độ số mo: sử dụng khi ngắt truyền động hộp số, khi cần kéo xe cứu  hộ
  • D (Drive) – Số tiến: dùng để xe di chuyển về phía trước

Ký hiệu chế độ điều khiển số tay

  • M (Manual) – Chế độ số tay: có thể điều khiển cộng trừ cấp số khi vượt xe, lên xuống dốc
  • S (Sport) – Chế độ lái thể thao
  • +/- hay lẫy số +/- trên vô-lăng: giúp tài xế chủ động tăng giảm cấp số
  • D1, D1, D3 (số tiến 1-2-3): Chế độ số tay theo các cấp số 1-2-3
  • L, L1, L1 (Low): Tương đương số 1, số 2 như xe số sàn

Hướng dẫn cách lái xe số tự động an toàn với 3 bước đơn giản

Bước 1: Luôn kiểm tra an toàn trước khi khởi động xe

Sau khi bước vào xe, bạn hãy chắc chắn rằng phần ghế ngồi đã ở đúng vị trí và mang lại cảm giác thoải mái cùng tầm nhìn rộng rãi. Ghế lái quá gần (hoặc xa) với vô lăng sẽ khiến bạn khó kiểm soát được vô lăng cũng như chân ga và chân phanh. Vậy nên nếu chúng chưa ở đúng vị trí, bạn hãy nhanh chóng chỉnh lại nhé.

Điều chỉnh ghế ngồi cho phù hợp trước khi khởi động xe
Điều chỉnh ghế ngồi cho phù hợp trước khi khởi động xe

Tiếp đó, bạn đừng quên thắt dây an toàn và kiểm tra gương, kính chiệu hậu cũng như hệ thống phanh tay xem đã ở đúng vị trí hay chưa. Giáo trình ô tô muốn bạn chắc chắn cần số đã ở vị trí Park (P) và đã đặt đúng chân phanh.

Sau khi đã kiểm tra kỹ càng, bạn có thể đạp chân phanh và khởi động động cơ của xe. Mặc dù một số dòng xe mới hiện nay không yêu cầu bạn phải đạp chân phanh khi khởi động, nhưng chúng tôi vẫn khuyên bạn nên để đảm bảo an toàn cho bản thân. 

Bước 2: Cho xe lăn bánh và hiệu chỉnh trong quá trình vận hành

Cách để lái xe số tự động rất đơn giản, bạn chỉ cần chuyển cần số sang D để xe tiến về phía trước. Trong trường hợp cần lùi xe, bạn hãy gạt cần số sang R. Một lưu ý nhỏ, khi bạn gặp địa hình gồ ghề và dốc cao, bạn có thể chuyển sang chế độ D3, D2 hay D1 và trở lại D khi tình trạng được đi đã “ngon lành” trở lại.

Điều chỉnh hộp số cho phù hợp trong thời gian vận hành
Điều chỉnh hộp số cho phù hợp trong thời gian vận hành

Nhiều người thường có thói quen chuyển cần số về P mỗi khi dừng đèn đỏ. Tuy nhiên, bạn không nên làm điều này vì có khả năng hộp số sẽ bị tổn hại khi xe bị đâm từ phía sau. Thay vào đó, bạn vẫn hãy cứ xe ở số D, thả chân ga và đạp chân phanh để xe dừng lại.

Bước 3: Dừng xe khi đã tới đích

Trong trường hợp bằng phẳng và dốc, bạn cần đạp phanh chân, nhanh chóng chuyển cẩn số về N và kéo phanh tay. Sau khi xe đã dừng, chuyển cần số về P và nhả phanh chân để xe có thể cố định ở một vị trí. 

Nhớ sử dụng phanh tay khi thực hiện đỗ xe
Nhớ sử dụng phanh tay khi thực hiện đỗ xe

Tuyệt đối không chuyển số về N và tắt động cơ khi dừng xe vì nó có thể cực kỳ nguy hiểm. Thứ nhất, tắt động cơ đồng nghĩa hệ thống trợ lực sẽ ngừng, vô lăng sẽ rất khí để có thể kiểm soát. Thứ hai, trong trường hợp tắt máy khi xe chạy tốc độ cao, bạn sẽ phải đạp phanh nhiều do tốc độ xe tăng theo quán tính, dẫn tới tình trạng mất phanh gây nguy hiểm.

Cách lái xe số tự động trong một số trường hợp khẩn cấp

Chuyển cần số về N khi cần thiết
Chuyển cần số về N khi cần thiết

Xe mất phanh: Tình trạng mất kiểm soát phanh không phải quá hiếm gặp, vậy khí lái xe số tự động bạn cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không tắt động cơ
  • Chuyển sang chế độ cần số tay để điều chỉnh về cấp số 1-2-3 để thực hiện phanh động cơ
  • Khi tốc độ xe giảm hãy kéo phanh tay từ từ để giảm tốc độ xe
  • Dừng xe

Đối với đường bằng phẳng, bạn có thể chuyển cần số về N để ngắt truyền động từ từ. Tuy nhiên, tuyệt đối không được áp dụng với địa hình đường dốc vì rất dễ khiến xe tăng tốc theo quán tính.

Xe kẹt ga: Trong trường hợp xe bị kẹt chân ga người lái cần phải nắm rõ những hiểu biết sau để có thể control 100% được:

  • Không tắt động cơ, để xe hoạt động bình thường
  • Chuyển cần số về N để đảm bảo xe không tiếp tục chạy nhanh hơn
  • Đạp phanh từ từ để tốc độ xe chậm lại đến khi dừng hẳn

Đi xe số tự động trên đường đèo

Khi lên dốc: Bạn nên đặt cần số ở vị trí D hoặc chuyển sang chế độ số tay để có thể chủ động điều khiển các cấp số. 

Khi xuống dốc: Bạn cần chuyển sang chế độ số tay để có thể hãm tốc độ bằng phanh động cơ thay vì đạp phanh chân nhiều. Hãy điều chỉnh các cấp số cộng trừ 3-2-1 một cách linh hoạt để đảm bảo an toàn nhất có thể.

Tuyệt đối không được thả trôi xe về số N, việc này có thể khiến cho bạn mất kiểm soát xe do tốc độ xe tăng nhanh và bạn phải sử dụng chân phanh nhiều.

Đó là những lưu ý cơ bản nhất về cách lái xe số tự động mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn được những thông tin bổ ích và thiết thực nhất. Ngoài ra, khi lái xe bạn cũng nên cập nhật các quy định liên quan như lỗi bật đèn pha trong phố, lỗi đậu xe sai chỗ… để tránh bị phạt oan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dung tích xi lanh là gì Previous post Dung tích xi lanh là gì? Dung tích thế nào là hợp lý khi mua xe hơi?
Underbone là gì Next post Underbone là gì? Điều gì làm nên sức hút tại thị trường Việt Nam