(Cầu xe ô tô)

Cầu xe ô tô và những lưu ý cần biết khi mua xe

Thực tế, nếu không phải dân chuyên về kỹ thuật ngành ô tô, chúng ta sẽ rất lờ mờ khi nghe đến khái niệm Cầu xe ô tô hay thậm chí là không hiểu gì.  Tuy nhiên, nếu như bạn có ý định hoặc đang sở hữu một chiếc ô tô, thì đây là điều mà bạn không thể bỏ qua. Vậy hãy cùng Giáo trình ô tô tìm hiểu xem rốt cuộc Cầu xe là gì nhé. 

Cầu xe ô tô là gì?

(Cầu xe ô tô)
(Cầu xe ô tô)

Cầu xe ô tô là bộ phận hình cầu được đặt trên trục nối hai bánh xe với nhau nhằm giúp bánh xe chuyển động một cách độc lập. Bên trong cầu có chứa các “vi sai” là một hệ thống bánh răng được liên kết với nhau. Bộ vi sai được nối hai đầu bằng 2 láp ngang và nối với động cơ bằng một ống hình trụ được gọi là láp dọc.

Hiện nay, các hãng sản xuất ô tô chia ra 3 loại cầu xe: 1 cầu trước, 1 cầu sau, 2 cầu.

Các loại cầu xe ô tô: Xe 1 cầu và 2 cầu khác nhau như thế nào?

Xe ô tô 1 cầu là gì?

Xe ô tô 1 cầu là loại xe chỉ được trang bị duy nhất 1 cầu xe, được ký hiệu là 4×2 hoăc 2DW. Nếu cầu xe dẫn động 2 bánh trước thì gọi là xe dẫn động cầu trước ký hiệu là FDW. Ngược lại, cầu xe dẫn động 2 bánh sau được gọi là xe dẫn động cầu sau, ký hiệu là RDW.

Nhược điểm chung của các loại xe 1 cầu là không thuận lợi để lái trong điều kiện đường xấu, gồ ghề. Chúng rất dễ sa lầy khi một bên bánh xe bị mất ma sát và khiến 1 bên quay tít còn 1 bên đứng yên.

Bên cạnh đó, xe dẫn động cầu trước và cầu sau cũng có những điểm mạnh, điểm yếu riêng của mình:

Loại cầu xe Ưu điểm Nhược điểm
Xe dẫn động cầu trước – Chi phí lắp đặt thấp hơn 

– Thiết kế nhỏ gọn

– Sức kép tốt và tốc độ thấp nếu như ít tải

– Ít hao hụt công suất động cơ, hoạt động hiệu quả hơn

– Ít bị trượt ngang hay mất lái trên đường trơn trượt.

– Không phù hợp với những xe kích thước lớn 

– Khả năng cân bằng khi vào cua bị hạn chế.

– Hạn chế độ mở góc bánh xe, bán kính quay vòng cũng hẹp hơn

Xe dẫn động cầu sau – Sức tải xe được cải thiện do 2 bánh sau giải phóng áp lực bánh trước và đẩy xe từ phía sau. 

– Khả năng bám đường và tăng tốc tốt

– Cân bằng trọng lượng trên xe tốt hơn cầu xe ô tô phía trước.

– Hốc bánh xe lớn dẫn đến góc quay bánh xe được mở rộng

– Linh hoạt hơn do khối lượng không đè lên hai bánh trước.

– Dễ xảy ra hiện tượng trơn trượt khi tăng tốc. 

– Mất lợi thế lực kéo khi gặp điều kiện đường xấu.

– Trọng lượng xe cũng lớn hơn xe dẫn động cầu trước

– Chi phí đắt hơn.

– Công suất hao hụt lớn hơn.

 

Xe ô tô 2 cầu là gì?

Đúng như cái tên của mình, xe 2 cầu  có cầu xe ô tô được đặt ở cả bánh trước và bánh sau. Loại xe này còn được gọi là xe dẫn động 4 bánh, được chia làm 2 loại: hệ thống dẫn động bán thời gian (4DW) và hệ thống dẫn động toàn thời gian (ADW). Các dòng xe dẫn động 4 bánh có thể khắc phục được bất lợi khi di chuyển trên địa hình xấu ở trên xe 1 cầu.

(Mẫu Toyoto Fortuner 2020)
(xe dẫn động 2 cầu – Toyota Fortuner)

– Hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian 4DW: Các bánh xe được truyền lực liên tục bởi hệ thống dẫn động. Điều này cho phép xe vận động linh hoạt giữa trục trước và sau trên mọi điều kiện địa hình.

– Hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian ADW: Các bánh xe sẽ chạy trên cả 2 trục với cùng một vận tốc. Cũng vì vậy, xe ADW sẽ hoạt động hoàn hảo nhất trên địa hình gồ ghề, không bằng phẳng.

Bên cạnh đó, giữa hai loại hình cầu xe ô tô này cũng có những điểm mạnh, điểm yếu nhất định phù hợp với từng mục đích sử dụng.

Loại cầu xe Ưu điểm Nhược điểm
Xe dẫn động 4 bánh bán thời gian – Lực kéo phân bổ đều theo tỉ lệ 50:50. 

– Khả năng vượt địa hình .

– Sức tải tốt do cầu xe ô tô dẫn động cả 4 bánh.

–  Khả năng cân bằng không tốt khi di chuyển với tốc độ cao 

– Tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn

– Sẽ rất khó vào cua khi sử dụng chế độ 2 cầu

Xe dẫn động 4 bánh toàn thời gian – Hệ thống điều chỉnh tự động 

– Phân bố lực kéo tại 4 bánh theo tỉ lệ thích hợp.

– Độ ổn định tốt trong điều kiện đường bùn, trơn trượt.

– Hệ thống tinh gọn, dễ dàng tích hợp

– Chi phí đắt đỏ 

– Khả năng vượt địa hình không quá xuất sắc.

 

Nên lựa chọn xe dẫn động 1 cầu hay 2 cầu?

Đây là câu hỏi mà không ít anh em còn đang phân vân. Nếu bạn đang phân vân giữa loại 1 cầu và 2 cầu thì việc tìm hiểu là rất cần thiết.Hãy cùng tham khảo nội dung sau để tìm ra loại cầu xe ô tô phù hợp nhất với nhu cầu của bạn nhé.

Phân vân giữa xe 1 cầu và xe 2 cầu bán thời gian.

Thực tế, xe 2 cầu sẽ có ưu thế hơn khi di chuyển trên các địa hình khắc nhiệt, không bằng phẳng. Trong khi, các xe dẫn động 1 cầu sẽ rất khó để vượt quay hoặc thậm chí “kẹt” cứng.

(Xe 2 cầu phù hợp cho vượt địa hình)
(Xe 2 cầu phù hợp cho vượt địa hình)

Tuy nhiên, xe 2 cầu bán thời gian lại kém hiệu quả hơn ở trên những mặt đường bằng phẳng, trơn trượt. Đặc biệt trên những khúc cua, loại xe này cũng khó điều khiển hơn, rất dễ dẫn tình trạng mòn lốp, khó điều khiển hay hỏng hộp số.

Vì vậy, nếu như chỉ phục vụ mục đích di chuyển hàng ngày, thi thoảng mới di chuyển ngoại thành thì xe 1 cầu hoàn toàn đáp ứng đủ. Còn trong trường hợp bạn là một người đam mê du lịch, đam mê vượt địa hình thì đừng bỏ qua xe 2 cầu bán thời gian nhé.

Xe 1 cầu chủ động hay xe 2 cầu toàn thời gian tốt hơn?

Xe dẫn động 2 cầu toàn thời gian khắc phục được hoàn toàn yếu điểm về chạy đường trường. Bằng hệ thống tự động, các dòng xe này sẽ tự tính toán điều chỉnh theo địa hình. Tất nhiên hiệu năng của loại cầu xe ô tô này sẽ tốt hơn nhiều so với xe ô tô dẫn động 1 cầu.
Tuy nhiên,  giá thành của các loại xe 2 cầu toàn thời gian sẽ đắt hơn hẳn. Bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Cầu xe ô tô là một khái niệm không khó để nắm bắt, nhưng để áp dụng được tính năng của chúng không phải dễ dàng. Vậy nên, hãy luôn căn cứ vào nhu cầu chủ yếu của bản thân để quyết định được loại xe phù hợp với mình bạn nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Honda Winner X 150 Previous post Top 7 xe côn tay giá rẻ đáng mua nhất nửa đầu năm 2020
(Phantom Hadar duy nhất tại Việt Nam) Next post Xe ô tô đắt nhất Việt Nam: Đâu mới là “Ông hoàng” thật sự?